Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

“CHỈNH ĐỐN HỌC THUẬT LÀ CÁI NGỐC LỚN”
Người đăng: Lan Chi | 04.11.2013
    


Việt Nam đã có lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt, không chịu khuất phục một thế lực ngoại xâm nào, hết bọn phương Bắc rồi đến bọn phương Tây. Đến ngày nay chúng đã có một hình hài Tổ quốc bao la từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau với vùng lãnh hải mênh mông đến tận Hoàng Sa, Trường Sa. Trong ký ức của mỗi người dân Việt đều lưu giữ và xúc động, tự hào mỗi khi nhớ đến Bà trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung, Lý Thường kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Lịch sử cận đại cũng mãi mãi nhớ đến Nguyễn Thái Học, Đề Thám, Lương Ngọc Quyến, v.v… Đó là những anh hùng dân tộc trở thành biểu tượng hào hùng tạo nên Hồn nước.
Tuy nhiên có những con người kiệt xuất như Nguyễn Trường Tộ, với những tư tưởng chói sáng về đổi mới vượt cả thời đại, xem “Chỉnh đốn học thuật là cái gốc lớn” thì chúng ta biết còn quá ít. Phải chăng đó là một khiếm khuyết của nhà trường hay nhà lịch sử nhắc đến một cách ít ỏi về một Ô mục sư, con người tài cao nhưng mệnh đoản (1828-1871), xuất chúng như vậy.
Tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ xuất hiện trước cả Minh Trị Thiên Hoàng Mutsuhito (Nhật Bản), Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu (Trung Quốc).
Tư tưởng vượt tầm thời đại
Trước thế kỷ XV, Trung Quốc là nơi có nhiều phát kiến nhất trong toàn cầu. Trong khi Châu Âu vẫn chìm trong bóng đen thời trung cổ, Anh Quốc còn là hòn đảo sương mù ít ai biết đến. Song từ cuộc cách mạng công nghiệp, nền văn minh công nghiệp làm thay đổi bộ mặt Âu Mỹ. Nước Anh trở thành kẻ xâm chiếm, mở rộng toàn cầu. Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cần nguyên liệu và thị trường, các hạm đội đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga rình rập, dòm ngó cửa ngõ các thế giới Phương Đông còn chìm đắm trong sự thống trị của các triều đại phong kiến, với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thấp kém.
Nhật bản cho đến nửa thế kỷ XIX vẫn là hòn đảo sương mù, dưới ách thống trị của thể chế tướng quân và lãnh chúa phong kiến địa phương – Năm 1867 hoàng tử Mutsuhito kế nghiệp mới 14 tuổi, được sự ủng hộ của giai cấp tư sản trước mối đe dọa của các hạm đội Nga, Anh, Pháp ngoài khơi, đã chấm dứt chế độ Mạc phủ (Meiko) kéo dài 680 năm. Đó là Thiên Hoàng thứ 122 của Nhật Bản, thường gọi là Minh trị Thiên Hoàng (thời kỳ cai trị sáng suốt). Minh trị Thiên Hoàng sửa đổi Hiến Pháp, mở mang trường sắc, giao thương với ngoại bang, chủ trương thiết lập chế độ tư bản ở Nhật, công nghiệp hóa được bắt đầu. Mutsuhito là Minh quân lớn nhất trong lịch sử Nhật bản đã canh tân đất nước tạo nên nền tảng đưa đất nước Nhật trở thành hiện đại. Không lâu sau đại chiến lần 2 đã là nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Sau khi lưu học ở Pháp 2 năm, Nguyễn Trường Tộ đã khảo cứu tường tận thành tựu của nền cách mạng khoa học kỹ thuật về lý thuyết cũng như thực hành.
Năm 1861 ông đã thảo bản điều trần về canh tân đất nước, trong khi đó Mtsuhito còn bé (sinh 1852) và mãi tới 1867 lên ngôi, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Nhật.
Lúc bấy giờ Trung Quốc Khang Hữu Vy (1858 – năm1927) nhà văn, nhà tư tưởng đổi mới nổi tiếng của thế kỷ XIX. Đến năm 1888 viết thư  (Vạn Ngôn Thư) dâng lên Hoàng đế Quang Tự đề nghị phát triển chủ nghĩa tư bản trên cơ sở bảo tồn chế độ quân chủ. Bản điều trần lúc đầu không được chấp nhận, về sau nhiều lần mới được Quang Tự tiếp kiến tạo nên sự kiện Biến pháp “Toàn biến, tốc biến” với ý đồ đổi mới nhanh chóng. Song Quang Tự bị Từ Hy Thái hậu truất ngôi đầy vào lãnh cung. Khang Hữu Vy phải trốn vào sứ quán Anh ở Thượng hải mới thoát chết. Về sau chạy sang Nhật.
Như vậy tư tưởng canh tân đất nước mà Nguyễn Trường Tộ trình bày trong các bản Điều trần, còn xuất hiện trước cả thời Minh trị Thiên Hoàng và Khang Hữu Vy, ngọn cờ tư tưởng của Trung quốc thế kỷ XIX, dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 chấm dứt chế độ phong kiến nhà Thanh.
Tiếc thay vua chúa Việt Nam còn mải mê trong vòng thâm u, với những giáo điều Khổng Nho, chỉ lo xây thành, đào hào, đắp lũy, tranh giành ngôi thứ. Mặc dù Tự Đức được xem là ông vua ham học, hiếu đễ với từ mẫu, một ông vua thông minh, yêu văn hóa, yêu nghệ thuật. Song tiếc thay tầm nhìn, tầm nghĩ hạn hẹp, nệ cổ. Lúc nào cũng lo giữ đạo, không làm trái với lẽ của Tiên Vương, Tiên Đế. Tuy văn chương, nghệ thuật thời Tự Đức phát đạt, nhưng chính sách vẫn khép kín. Năm Mậu Thân (1848) mới lên ngôi, Tự Đức đã có dụ cấm đạo quy định: Người ngoại quốc vào giảng đạo thì phải tội chết, người đạo trưởng trong nước không chịu bỏ đạo thì khắc chữ, rồi đầy đi chỗ nước độc. Còn dân ngu thì các quan phải ngăn cấm. Năm Tân Hợi (1851) luật cấm nghiệt hơn, đã giết mấy nhà truyền giáo  ngoại quốc. Nhà sử học Trần Trọng Kim đã viết: sức đã không  đủ giữ nước mà lại cứ làm điều tàn ác. Dân tình điêu linh, 18 năm vỡ đê Văn Giang, 40 cuộc khởi nghĩa nông dân. Lên ngôi từ 19 tuổi cho đến lúc chết (1883) đã ngồi ở ngôi vị Hoàng Đế 36 năm trị vì, lâu nhất trong 15 đời vua triều Nguyễn.
Tiếc thay ngọn đuốc chói lọi về đổi mới nhà Nguyễn Trường Tộ thắp lên không làm chiếu sáng được tương lai và trí óc của nhà cầm quyền.
Người xớ rớ đại nhân
Xuất thân từ dòng dõi Nho học, song Nguyễn Trường Tộ không bị trói buộc bởi lối tư duy phép tắc, khuôn mẫu cứng nhắc mà có cảm thức rất sớm về nền văn minh công nghiệp Phương Tây đang thổi một làn gió mới lan tràn khắp hành tinh. Ông thông thạo cả tiếng Pháp, tiếng Latinh, song ở ông điều quan trọng hơn cả sự hiểu biết nhiều là sự sáng suốt tỉnh thức. Ông là người tiêu biểu cho kẻ sĩ thế kỷ XIX, luôn canh giữ sự thức tỉnh của xã hội. Ông không theo đuổi nghiệp quan trường, tránh xa cạm bẫy của người đời. “Từ nhỏ tôi đã thận trọng trong việc giao du, thích yên tĩnh, đối với tất cả những sự cầu danh, lấn lướt tranh công hám lợi, tôi đều coi như mây bay nước chảy. Vả lại tôi không ham thích kinh doanh, không thích chuyện vợ con, đoạn tuyệt với cả hai cạm bẫy tài sắc.” (Bài Trần Tình).
Nguyễn Trường Tộ chẳng mấy quan tâm đến việc cho riêng mình, của mình mà lại luôn luôn đau đáu về chuyện đâu đâu, chuyện của bàn dân thiên hạ, chuyện của cả cái xã hội. Jean Paul Sartre nhà triết học nổi tiếng Pháp,  gọi đó là “người xớ rớ.”, hay còn gọi là người rớ rêu, kẻ thường xuyên xớ rớ vào những việc không liên quan gì đến họ. Bởi vì họ xớ rớ vào chính chuyện của họ. Chuyện không phải là của họ mà họ lại thấy là của họ. Cái thấy đó làm cho họ trở thành trí thức.
Người trí thức như cụ Nguyễn Khắc Viện nói: “Là người canh giữ sự tỉnh thức thường trực của xã hội, người giữ cho trí óc và lương tâm của xã hội luôn luôn tỉnh thức.” Người trí thức chính nhân quân tử như Nguyễn Trường Tộ tự đặt mình ra khỏi cái thẩm quyền của mình, bởi vì như J.P. Sartre nói người trí thức là người ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội, giữa việc đi tìm sự thật qua thực tiễn hành động và hệ ý thức đang đô hộ, khám phá ra những mâu thuẫn căn bản của xã hội. Là người xớ rớ nên hay gây ra những phiền nhiễu, không chấp nhận những gì tưởng như đã yên ổn mọi bề. Do vậy như định mệnh họ không được chính quyền đương thời ưa chuộng, thân thiện, thậm chí còn bị truy nã, đàn áp tù đày. “Tôi tuy tài kém nhưng lòng dạ có thừa, có chí nhưng không có phận, cho nên mắt thấy được gì, lo suy tính được gì thì cứ tưởng như có thể làm được việc lớn vậy. Tôi quyết không vì thế mà thay đổi chí hướng hay dám để cho lòng mình nguội lạnh. Cho nên lâu nay tôi đã trình bày dông dài mà không ngờ rằng những chuyện đó ngoài phận sự của mình” (Tế Cấp Bát Điều, trang 277). Thật là người xớ rớ đại nhân. Bên ngoài những hành động xớ rớ ấy có vẻ như dại khờ ấy, đối với tôi ẩn náu nhân cách của một đại nhân. Tiếc thay con người tài cao nhưng mệnh đoản ấy ra đi mới ở tuổi tứ tuần (1828 – 1871). Tôi có cảm nhận một giáo dân trẻ tuổi thuộc họ đạo Bùi Chu (Hưng Nguyên, Nghệ An) – người được Thiên Chúa trao cho sứ mệnh lo việc thiên lương ở cõi trần, mà theo như Tản Đà: Thiên lương là nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Thiên lương là sự thống nhất toàn diện của ba chất trong con người: lương tri (tri giác trời cho), lương tâm (tâm tính trời cho), lương năng (tài năng trời cho). Bồi đắp thực hành thiên lương có thể cải tạo được tình trạng luân thường đảo ngược phong hóa suy đồi, sự trì trệ lạc hậu của xã hội Việt Nam.
Một trí tuệ uyên thâm siêu việt
Như ta đều biết, thiên tài thấy cái mà mọi người đều nhìn thấy nhưng nghĩ thì lại khác người đã tận mắt nhìn thấy và khảo sát cách mạng Châu Âu và động lực của thị trường. Nguyễn Trường Tộ không chấp nhận cái triết lý “An bần lạc đạo” của tầng lớp hủ Nho đương thời. Cần phải mở rộng giao thương buôn bán, “phi thương bất phú”. Ông viết: “Tôi thiết nghĩ, trong ngũ phúc phú đứng đầu, triệu dân trước tiên lo ăn. Sách Luận ngữ nói, làm giàu có rồi mới giáo dục. Công việc của con người không gì lớn hơn là làm ra của cải để nuôi sống”.
Về sự giàu có của cá nhân, ông có cái nhìn thật sáng suốt thấu nhẽ: “Về tài lợi nếu như biết khéo thu nhập thì được nhiều, mà không ai oán trách thu nhập ấy, đó là nền tảng của nhân nghĩa.” Ngày nay chúng ta đang phấn đấu để xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, văn minh, công bằng, đó sao.
Tuy nhiên lúc bấy giờ cũng như ngày nay lại có người nghĩ “Vi phú bất nhân” thậm chí cho “Đồng tiền là con đĩ của nhân loại” thì thật là lạ kỳ. Ấy là suy nghĩ chẳng riêng gì của người tiểu nông quê mùa mà ngay cùng thời với ông, trong một cuộc hội thảo ở Mỹ, ông thị trưởng Thành phố Detroit nghị sĩ bang Michigan đã lớn tiếng về việc cần thủ tiêu tư bản. Cuộc nói chuyện về bài trừ tư bản làm cho Edison rất bực mình. Thiên tài Edison đã từng có 1049 phát minh và không bao giờ ông chạy theo đồng tiền. Theo ông tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì không thể bắt đầu bất cứ việc gì. “Sao họ nghĩ có thể làm gì đó khi không có tiền nhỉ”. Henry Ford, ông hoàng ô tô Mỹ, bạn của Edison rất nhiều năm sau kể lại rằng: Tôi khẳng định đó là những nhận thức sâu sắc nhất về vị thế đồng tiền mà Edison vô tình dạy tôi, dù chưa bao giờ nói kỹ với tôi về chủ đề này. (x. Edison mà tôi biết)
Nhân đọc được câu chuyện này tôi nghĩ đến người Việt như: Nguyễn Trường Tộ có tầm suy nghĩ không thua kém gì những thiên tài vĩ đại nhất của nhân loại ở thời ông.
Nghiên cứu Di thảo của Nguyễn Trường Tộ còn để lại đến ngày nay, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và đôi khi ngỡ ngàng làm sao lại có con người có tầm nhìn rộng và uyên thâm đến thế. Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng phải thốt lên: “Bỗng dưng vật sắc đến trần ai, đầy bụng kinh luân tám đấu tài” (Vô đoạn vật sắc đáo trần ai. Mãn phúc kinh luân bát điệu tài).
Rất nhiều học giả đã nghiên cứu và trình bày nội dung phong phú và đa dạng trong các Di thảo. ‘Tế Cấp Bát Điều’ (1867) là tập có giá trị nhất, bao gồm:
1. Sửa sang võ bị
2. Hợp tỉnh huyện giảm quan lại
3. Cải cách tệ lạm để cứu vãn tài chính.
4. Chỉnh đốn học pháp.
5. Điều chỉnh thuế ruộng.
6. Kinh lý bờ cõi
7. Điều tra dân số
8. Lập Dục Anh Viên và Tế bần viện.
Riêng về giáo dục ông cũng có cái nhìn độc đáo đến lạ lùng lúc bấy giờ.
Xây dựng một nền giáo dục thực nghiệp
- Nội dung dạy học phải sát với nhu cầu thực tiễn
Nhà trường thời phong kiến cho đến thế kỷ XIX khi Pháp bắt đầu xâm lược, có sự va chạm với nền văn minh Phương Tây thì về cơ bản vẫn là nền học Nho giáo từ chương, khoa cử kéo dài hàng ngàn năm. Ông cực lực phê phán lối học tầm chương trích cú, lối học cử nghiệp lúc bấy giờ. Lúc nhỏ học thiên văn  địa lý chính sự phong tục tận bên Tàu (mà nay họ đã sửa đổi khác hết rồi) lớn lên ra làm thì lại dùng đến địa lý thiên văn chính sự nước Nam hoàn toàn khác hẳn. Lúc nhỏ học lễ nhạc, cách ăn uống cư xử chiến đấu doanh trại xa xưa của Tàu, lớn lên ra làm thì làm lễ nhạc phép ăn ở theo quan dân nước ta ngày nay. Lúc nhỏ thì học văn từ thơ phú, lớn lên ra làm thì lại làm lịch binh hình. Lúc nhỏ học Sơn đông, Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên ra làm thì lại đến Nam kỳ, Bắc kỳ. Còn bao nhiêu điều như thế… xưa nay chưa từng nước nào có nền học thuật như vậy.
Trong các bản điều trần về học thực nghiệp, ông đề nghị các môn học hàng đầu phải là “Sơn lại” tìm kiếm khoáng sản “địa lợi”, khai khẩn bón đất, “thủy lợi”, tưới tiêu chống úng, chống hạn.
Ông đề nghị lập khoa “Nông chính” xuất bản bộ sách “Nông chính toàn thư” để dạy dân canh tác theo phương pháp mới. “Bởi nông nghiệp là gốc, ăn mặc và hàng trăm nhu cầu khác cần cho đời sống đều nhờ vào nông nghiệp. Còn học văn chương dù có giỏi khai thừa số chuyển học rành các thanh binh, thượng khứ nhập, một may sa cơ lỡ vận, cầu ấm no cho một thân mình còn chưa được, nói gì đến chuyện làm dân no ấm” (Tế cấp bát điều tr. 251-252).
- Ông là người đầu tiên đưa luật pháp vào nhà trường
Trong lịch sử giáo dục thời phong kiến, Hồ Quý Ly là người đầu tiên đưa môn toán học vào trường học và kỳ thi. Còn ông là người đầu tiên đưa môn luật pháp vào trường học. Ông viết: “nếu trong nước không có luật thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị được dân”. Ông đề nghị phổ cập luật pháp cho mọi người: “bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước. Quan dùng luật để trị dân. Dân theo luật mà gìn giữ. Bất cứ hình phạt nào trong nước đều không được vượt quá ra ngoài pháp luật”. Cần phải học luật để chống lại thói hư văn. Tất cả mọi người thi vào trước hết phải thi khoa luật và các khoa thực dụng hiện thời. Còn như thơ phú thì để ngâm hoa vịnh nguyệt, chứ đói cũng không thể nấu làm món ăn cho no bụng được. Cho đến nay đã gần 200 năm chúng ta còn đang loay hoay xây dựng một nhà nước pháp quyền thì mới thấy hết ý nghĩa tầm nhìn của ông thật lạ lùng.
- Xây dựng một lối tư duy phức hợp, đa chiều cho học sinh
Nền giáo dục phong kiến đã để lại cho chúng ta một di hại khá nặng nề, là lối học từ chương khoa cử, trọng hư văn, và lối tư duy giáo điều, rập khuôn theo sách vở, theo chỉ dạy của “Tiên Vương”. Cả hàng trăm năm trường Pháp đô hộ đến nền giáo dục mới cũng chưa thể thay đổi xóa được tận gốc những di hại trên. Nhà trường ngày nay vẫn phổ biến nhồi nhét kiến thức học thuộc để đáp ứng thi cử. Do đó mà học sinh Việt Nam, cũng như nhiều nước Châu Á, tuy không thua kém gì khối lượng kiến thức như học sinh Âu-Mỹ, mà tính sáng tạo và linh hoạt ứng biến thì kém hơn rất rõ. “Nếp tư duy đã được hằn sâu qua hàng ngàn bài tập trong suốt đời học sinh chỉ luôn có đáp án đúng và sai theo chuẩn mực thầy đã định. Sự nhồi nhét quá tải kiến thức và nạn thi cử đã làm thui chột tư duy sáng tạo của người học. Còn đâu là tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, là đặc trưng của tư duy hiện đại.
Rồi từ tư duy giáo điều chúng ta lại chuyển sang tư duy duy lý máy móc cũng là một phương thức cực đoan. Tư duy duy lý thuần túy đã dẫn đến chủ nghĩa duy ý chí vẫn còn đầy dẫy trong đời sống chúng ta.
Tư duy giáo điều. Không nhìn thấy sự đa dạng và biến động của sự vật, tư duy duy lý máy móc lại không cho ta nhìn thấy tính đa chiều và sự liên kết thống nhất của sự vật trong một chỉnh thể. Chính vì vậy có học giả cho rằng chúng ta còn đang ở giai đoạn tiền sử của văn minh trí tuệ và kỷ nguyên man dã của tư tưởng” (Edgar Morin).
Tư duy hiện đại đang được bàn đến là tư duy đa phức, tư duy nhiều chiều, tư duy mở. Lạ thay chính điều ấy đã được Nguyễn Trường Tộ nêu lên trong các điều trần. Theo ông cần phải nhìn bức tranh hiện thực vô cùng sinh động với vẻ phức tạp muôn màu muôn sắc, muôn vàn góc cạnh. “Trời đất sinh ra không chỉ sinh ra một khuôn mẫu, không thiên một bên nào, một chức phận nào, một vật nào mà sinh ra vô số hình thù khác nhau, xu hướng khác nhau để thu phục và nhiếp trị. Do đó mới thấy được cái phong phú cái vĩ đại tinh xảo kỳ diệu của trời đất. Cho nên tạo vật đúc ra không đồng một hình dạng, một khuôn khổ, một ngôi vị, một xứ sở. Mà sinh ra vô số hình thù khác nhau, phương hướng khác nhau”.
Tóm lại, về quan điểm giáo dục, ông cho rằng: Chỉnh đốn học thuật là cái gốc lớn. Ông đề xướng việc cải cách học thuật theo hướng thực dụng hình thành một lối tư duy sáng tạo khám phá, tư duy đa chiều. Những ý tưởng về Nguyễn Trường Tộ về đổi mới giáo duc từ  thế kỷ XIX đối với chúng ta ngày nay vẫn có ý nghĩa quan trọng.
Ai cũng cảm thấy rằng nền giáo dục ngày nay vẫn là nền giáo dục khoa cử, học hành còn xa với nhu cầu thực tiễn, lối học nặng nề áp đặt, thi cử đầy tiểu xảo, quắt quéo,… Trên báo chí đã có nhiều tiếng kêu về sự khủng hoảng giáo dục. Không phải chúng ta không muốn thay đổi, mà ngược lại đã có nhiều lần cải cách ít hiệu quả, tốn kém đến nỗi một giáo sư thuộc Viện KHGDVN cũng phải ngán ngẩm thổ lộ: Hình như mọi người đều dị ứng với cải cách giáo dục.
Tiếc thay, giáo dục đang cần một triết lý như một la bàn định hướng, hành trang ta còn thiếu một đầu óc tầm cỡ như Nguyễn Trường Tộ cho thời đại mới, nên phải thỉnh cầu đến chuyên gia nước ngoài làm cố vấn phác thảo Chiến lược Giáo dục.
Nguyễn Trường Tộ, một ngôi sao sáng trong bầu trời trí tuệ Việt Nam thế kỷ XIX. Cho đến nay cuộc đời và ánh sáng ấy vẫn còn làm rung động hàng triệu trái tim gắn bó với vận mệnh đất nước. Nguyễn Trường Tộ cũng như nhiều danh nhân khác như Nguyễn Công Trứ nói: Họ chính là khí chất đẹp của non sông chung đúc lại (Dã thị giang sơn chung tú khí). “Có giang san khi bờ cõi đã có tên, so chính khí đã đầy trong trời đất”.
Trong lịch sử dân tộc hễ có đất nước giang sơn là phải có những con người như thế. Nếu chỉ có giang sơn mà không có họ thì giang sơn chưa trọn vẹn, mà có họ thì nguồn chính khí bỗng đầy trong trời đất. Họ là hồn thiêng đất nước.
Ts. Lê Đức Ánh
Tháng năm 2009
Tài liệu tham khảo
1. Trương Bá Cần (2002)  Nguyễn Trường Tộ. Con người và di thảo. XB – Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Trọng Kim (2010) Việt Nam Sử Lược. XB Thời đại – Hà Nội
3. Văn Tạo – Những nhân cách lịch sử: Bài học kinh nghiệm về sự đổi mới ở Việt Nam.
4. Henry Ford. Edison mà tôi biết. Alphabooks. nxb Lao động, Hà nội 2009



Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Chủ Nhật 34 Thường NiênCLễ Chúa Kitô Làm Vua
 
Bài đọc: 2 Sam 5:1-3; Col 1:12-20; Lk 23:35-43.

1/ Bài đọc I1 Toàn thể các chi tộc Ít-ra-en đến gặp vua Đa-vít tại Khép-rôn và thưa: "Chúng tôi đây là cốt nhục của ngài.
2 Ngay cả trước kia, khi ông Sa-un làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài đã chỉ huy các cuộc hành quân của Ít-ra-en. ĐỨC CHÚA đã phán với ngài: "Chính ngươi sẽ chăn dắt Ít-ra-en, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Ít-ra-en."
3 Toàn thể kỳ mục Ít-ra-en đến gặp vua tại Khép-rôn. Vua Đa-vít lập giao ước với họ tại Khép-rôn, trước nhan ĐỨC CHÚA. Rồi họ xức dầu tấn phong Đa-vít làm vua Ít-ra-en.

2/ Bài đọc II12 Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng.
13 Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái;
14 trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.
15 Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo,
16 vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình.
Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới,
tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.
17 Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người.
18 Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu.
19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người,
20 cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.

3/ Phúc Âm35 Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!"
36 Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống
37 và nói: "Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!"
38 Phía trên đầu Người, có bản án viết: "Đây là vua người Do-thái."
39 Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!"
40 Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ!
41 Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!"
42 Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!"
43 Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng."


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chỉ có Đức Kitô xứng đáng làm Vua các tín hữu.

Con người muốn có một vị vua tài đức vẹn toàn để xét xử công minh và cai trị dân chúng trong công bằng và thương yêu; nhưng họ không tìm được một vị vua nào lý tưởng như thế trên trần gian này. May mắn cho con người, Thiên Chúa đã sửa soạn sẵn cho con người một vị Vua uy quyền và tài đức để cai trị con người suốt đời ngay từ đầu của lịch sử Cứu Độ.
Các bài đọc hôm nay giới thiệu cho con người vương quốc lý tưởng của Đức Kitô trên trời. Trong bài đọc I, vua David được coi là vị vua lý tưởng nhất của người Do-thái, vì vua có khả năng qui tụ tất cả 12 chi tộc Israel, thống nhất lãnh thổ và mở mang bờ cõi. Người Do-thái vẫn hằng mong có một vị anh quân như thế xuất hiện để làm vua cai trị họ. Trong bài đọc II, tác giả Thư Colossae cung cấp những suy tư thần học về vương vị và vương quốc của Đức Kitô và những đặc quyền các tín hữu được hưởng qua cái chết và sự sống lại của Vua Kitô. Chính Ngài đã giải thoát dân Ngài khỏi nô lệ của tội và quyền lực của ma quỉ, mang họ vào vương quốc đầy ánh sáng, và làm Vua cai trị họ muôn đời. Trong Phúc Âm, Đức Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết bằng cái chết khổ nhục trên Thập Giá và sẵn sàng tiếp nhận vào vương quốc những ai nhận ra và tin tưởng vào vương quyền của Ngài.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Chúng tôi đây là cốt nhục của Ngài, xin Ngài hãy làm Vua cai trị chúng tôi.

1.1/ David được xức dầu tấn phong làm vua Israel.
Sau thời các Thủ Lãnh, các kỳ mục tập họp và đến cùng ngôn sứ Samuel để xin ông cho họ có một vị vua như các nước láng giềng để cai trị và dẫn đầu ra nghinh chiến mỗi khi có chiến tranh. Ông Samuel rất buồn, vì làm như thế là chống lại uy quyền làm vua của Thiên Chúa. Sau khi tham khảo với Thiên Chúa và báo trước cho dân biết những điều thiệt hại họ phải chịu khi có một vị vua con người, ông đã xức dầu phong vương cho Saul là vị vua đầu tiên của Israel; nhưng Saul đã không đẹp lòng Thiên Chúa. Ngài truyền cho Samuel đến nhà ông Jesse tại Bethlehem để xức dầu phong vương cho David, người con út đang chăn chiên ngoài đồng.
Khi David được tiên tri Samuel xức dầu làm vua, ông chỉ cai trị 3 chi tộc miền Nam là Ephraim, Judah, và Benjamin. David cai trị họ trong 7 năm tại Hebron. Vua David là một người biết kính sợ Đức Chúa, có tài quân sự, chinh phục được thành Jerusalem nổi tiếng là không thể tấn công, có tài lãnh đạo và cai trị dân chúng. Khi các chi tộc khác nghe tiếng vua David, toàn thể các chi tộc Israel đến gặp vua David tại Hebron và thưa: "Chúng tôi đây là cốt nhục (xương và thịt) của ngài. Ngay cả trước kia, khi ông Saul làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài đã chỉ huy các cuộc hành quân của Israel. Đức Chúa đã phán với ngài: "Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Israel."”
Vua David lập giao ước với họ tại Hebron, trước nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong David làm vua Israel. Chỉ trong thời vua David, toàn thể chi tộc Israel đoàn tụ và liên kết với nhau để mở mang bờ cõi. Đối với những người Do-thái, họ vẫn coi vua David là vị vua lý tưởng, và triều đại của David được coi như thời hoàng kim của dân tộc Israel. Vua David chọn Jerusalem làm kinh đô của vương quốc mới, Israel và Judah.

1.2/ Đức Kitô là Vua theo dòng dõi của David: Sau triều đại của David, vương quốc bị chia đôi vào cuối thời vua Solomon, và bắt đầu xuống dốc từ đó. Người Do-thái vẫn mong chờ có một vị vua theo phong cách của David để làm vua cai trị họ.
Các ngôn sứ đã loan báo và Thánh Vịnh đã nhiều lần nhắc tới Đấng Thiên Sai sẽ xuất thân từ dòng tộc David. Ngài sẽ đến để liên kết 12 chi tộc của Israel và sẽ làm vua cai trị họ đến muôn đời. Triều đại của Ngài sẽ vô cùng vô tận. Các ngôn sứ cũng tiên báo Đấng Thiên Sai không chỉ làm vua dân Do-thái, nhưng còn tất cả mọi dân tộc trên địa cầu. Jerusalem được chọn để trở thành nơi mà Đấng Thiên Sai sẽ tập họp các dân tộc.

2/ Bài đọc II: Quyền lực và vương quốc của Đức Kitô.

2.1/ Đức Kitô đến để giải thoát dân Ngài: Theo thói quen của người xưa, sau khi chiến thắng, nhà vua có quyền đem mọi người bị đánh bại về vương quốc của mình. Đó là lý do tại sao dân Do-thái miền Bắc bị bắt lưu đày qua Assyria vào năm 721 BC, và miền Nam bị bắt lưu đày qua Babylon năm 587 BC. Tác giả Thư Colossae cũng áp dụng thói quen này vào chiến thắng của Đức Kitô. Ngài đã giải thoát các tín hữu:
(1) Từ chốn tối tăm đến nơi đầy ánh sáng: Sống trong thế gian, con người bị bao vây bởi mọi thứ bóng tối là những hiểu biết sai lầm. Đức Kitô là ánh sáng, Ngài đến để chiếu sáng con người bằng cách mang sự thật và những mặc khải của Thiên Chúa.
(2) Từ chỗ nô lệ đến chỗ tự do: Con người phạm tội và làm nô lệ cho tội lỗi và sự chết. Đức Kitô đến để giải thoát con người khỏi quyền lực của tội lỗi và dẫn đưa chúng ta vào vương quốc vinh hiển và muôn đời của Ngài.
(3) Từ chỗ bị luận phạt vì tội lỗi đến chỗ được hòa giải: Phạm tội là phải đền tội. Đức Kitô đến để gánh tội cho con người và hòa giải con người với Thiên Chúa; vì thế, “trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.”
(4) Từ vương quốc của Satan đến vương quốc của Đức Kitô: Trước khi Đức Kitô đến, Satan thống trị thế giới con người. Đức Kitô đến đánh bại tội lỗi và sự chết là quyền lực của Satan để đưa con người vào vương quốc của Ngài trên trời.

2.2/ Tương quan giữa Vua Kitô và các tín hữu: Có một ý nghĩa rất thâm sâu trong mối tương quan giữa Vua Kitô và các tín hữu mà tác giả Thư Colossae đã cung cấp chất liệu cho chúng ta suy tư, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ tương quan bên ngoài như vua và dân.
(1) Đức Kitô là Lời của Thiên Chúa, nhờ Ngài mà toàn thể vũ trụ được tạo thành: Đây là quan niệm mà các Sách Khôn Ngoan (Pro, Wis, Bar) và Gioan (Prolog) khai triển. Đức Kitô là Thiên Chúa. Ngài là Vua không phải chỉ của con người mà còn là Vua vũ trụ. Tất cả quyền lực trên trời hay dưới đất, hữu hình hay vô hình, đều tùy thuộc vào uy quyền của Ngài. Thư Colossae diễn tả bằng những lời như sau: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.” Con người phải nhận Đức Kitô là Vua vì họ được Ngài dựng nên, là “huyết nhục” của Ngài.
(2) Đức Kitô gìn giữ muôn vật được tồn tại: Ngài không chỉ là nguyên do tạo thành, Ngài còn là nguyên do tồn tại. “Tất cả đều tồn tại trong Người.” Các tín hữu được tồn tại bằng các ơn thánh Đức Kitô đã thiết lập qua các bí tích: “Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh.” Lẽ ra con người bị hủy diệt vì tội lỗi của họ; nhưng Đức Kitô đã tình nguyện hy sinh chịu chết để gánh lấy tội lỗi cho con người, vì thế, con người không bị hủy diệt.
(3) Đức Kitô làm cho con người và muôn loài tìm được cùng đích của mình: Ngài đã phục sinh khải hoàn. Ngài là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết sống lại, và con người sau khi đã hòa giải với Thiên Chúa, cũng được đưa vào vương quốc của Đức Kitô để được Người làm Vua cai trị muôn đời.
(4) Ngài không chỉ cai trị thân xác, nhưng còn trong tâm hồn con người: Để vương quốc thực sự có bình an, không phải chỉ cần vua tài đức thương yêu, mà còn cần dân chúng biết vâng lời và thương yêu nữa. Không vị vua loài người nào có thể cai trị trong tâm hồn con người, chỉ có Đức Kitô có uy quyền làm việc đó. Ngài phải cai trị cả tâm hồn thì vương quốc của Ngài mới là vương quốc của bình an và yêu thương được.
Nói tóm, chỉ một mình Đức Kitô vừa là Vua vừa là Chúa của muôn loài mới hội đủ tất cả đặc tính của một anh quân để cai trị con người muôn đời mà thôi.

3/ Phúc Âm: "Đây là vua người Do-thái."

3.1/ Đức Kitô chọn con đường đau khổ làm Vua qua để giải thoát dân: Có hai điều trong trình thuật hôm nay tuy con người không muốn; nhưng sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa để cho xảy ra như vậy.
(1) Đức Kitô làm Vua người Do-thái: Bản án trên đầu Chúa Giêsu viết bằng ba thứ tiếng: Latin, Do-thái và Hy-lạp. Làm sao một tử tội chết khổ nhục như thế có thể trở thành vua của người Do-thái? Đó là lý do các nhà lãnh đạo của người Do-thái khiếu nại: Xin đừng viết "Đây là vua người Do-thái;" nhưng hãy viết “Người này tự xưng mình là vua người Do-thái." Vua Herode trả lời: “Điều gì ta đã viết là đã viết.”
(2) Đức Kitô giải thoát con người khỏi quyền lực thần chết: Để cứu muôn người khỏi tội và khỏi chết, Đức Kitô phải cứu chính Ngài. Quân lính, dân chúng, và thủ lãnh chế nhạo và thách thức Chúa Giêsu hãy cứu chính mình trước để họ tin. Họ không thể ngờ Thiên Chúa sẽ giải thoát Ngài khỏi cái chết bằng cách cho Ngài được phục sinh vinh hiển.

3.2/ Vương quốc của Đức Kitô chỉ dành cho những ai nhận ra và tin vào Ngài: Đây là điều kiện duy nhất phải có để được làm công dân của Đức Kitô. Chỉ trong trình thuật của Lucas, chúng ta có câu truyện con người lựa chọn phần thưởng hay bản án cho chính mình dưới chân Thập Giá.
(1) Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!"
Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: "Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!" Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!"
(2) Lời hứa cho anh trộm “lành:” Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." Đức Kitô có thể hứa câu: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" cho bất cứ ai đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào Ngài.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chỉ có Vua Kitô xứng đáng cai trị, vì Ngài đã dựng nên, cứu chuộc, đưa vào vương quốc và làm chủ tâm hồn các tín hữu. Trong vương quốc của Đức Kitô, sẽ không còn đau khổ, không còn chết chóc, không còn bất công. Ngài sẽ cai trị chúng ta đời đời trong công bằng và thương yêu.

- Điều kiện duy nhất để làm công dân của Đức Kitô là hãy học hỏi để nhận ra và tin tưởng vào Ngài. Xin cho “Nước Cha trị đến” là một nguyện ước trong Kinh Lạy Cha mà chúng ta đọc hàng ngày. Điều này chỉ có thể hiện thực khi chúng ta làm cho mọi người tin vào Đức Kitô.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC CỦA THÀNH VIÊN TRONG LỚP


LÔÙP MEÏ SAÀU BI
Khoùa III ÑCV - HUEÁ
STT
HOÏ VAØ TEÂN
NHIEÄM SÔÛ
EMAIL
ÑIEÄN THOAÏI
1.   
Bar. Traàn Ñình Phuïc
France
barnabaphuc@gmail.com

2.  
Ben. Nguyeãn Vaên Bình
56 Traàn Höng Ñaïo, Kontum
benbinh05@yahoo.com
0982991281
3.  
Dom. Phan Chaâu Baûo
156 Traàn Phuù, Ht.143 - ÑN
baodcv@yahoo.com
0902273227
4.  
Fx. Hoà Vaên Uyeån
Caây Da – Quaûng Trò
francuyen@yhoo.com
0987109063
5.  
Fx. Traàn Anh Duy
56 Traàn Höng Ñaïo, Kontum


6.  
Fx. Nguyeãn Vaên Thaønh
Phuû Cam - Hueá
nvthanh01@gmail.com
0983606551
7.   
Fx. Traàn An
Ñan Vieän Thieân An - Hueá
trananhue@yahoo.com
0973166860
8.  
G.Baotixita Nguyeãn Hieäp
Phuù Xuaân - Hueá
Nguyen98@gmail.com
0914339161
9.  
G.Baotixita Voõ Quang Khaûi
Phuù Haï, Hoøa Vang, Ñaø Naüng
johnkhai@yahoo.com
0905984477
10.     
G.Baotixita Chaâu Ngoïc Minh
Vónh Ñieän, Quaûng Nam
jbcminh@yahoo.com
0905628006
11.  
Giacoâbeâ Traàn Taán Vieät
56 Traàn Höng Ñaïo, Kontum
giacoviet@yahoo.com
0982080275
12.     
Giuse Leâ Thieän Thuaät
Traø Kieäu, Duy Xuyeân, QN
josthuat@yahoo.com
0935072521
13.     
Giuse Ñaëng Vaên Nieân
Haûi Nhuaän - Hueá
josnien@yahoo.com
0972895313
14.     
Giuse Nguyeãn Vaên Tieán
Döôõng Mong - Hueá
tienvan_1975@yahoo.com
0905511319
15.     
Giuse Phan Vaên Quyeàn
Ñaù Haøn - Hueá
josquyenthuyyen@yahoo.com
0935580886
16.     
Giuse Voõ Vaên Duõng
Nhaø Thôø Tea Roâxa, Kontum
vovandung66@yahoo.com
0905113015
17. 
Hieroânimoâ Leâ Ñình Huøng
56 Traàn Höng Ñaïo, Kontum
hieronymushung@yahoo.com
0905996326
18.     
Micae Ñoã Huy Nhaät Quyønh
56 Traàn Höng Ñaïo, Kontum


19.     
Phaoloâ Nguyeãn Vaên Hieäu
Höông Phuù, Nam Ñoâng, Hueá

01665148475
20.    
Phaoloâ Traàn Vaên Quang
Keû Vaên – Quaûng Trò
paulusquang@yahoo.com
0905393707
21.     
Phaoloâ Tröông Minh Tieân
Phan Xaù – Quaûng Trò

0916304305
22.    
Pheâroâ Hoaøng Minh Tuaân
Myõ Chaùnh, Haûi Laêng, QT.
kephatuan@yahoo.com
0904572827
23.    
Pheâroâ Nguyeãn Ngoïc Thanh
56 Traàn Höng Ñaïo, Kontum

0906419406
24.    
Pheâroâ Nguyeãn Tri Phaùp
156 Traàn Phuù, Ht.143 - ÑN

0906518941
25.    
Pheâroâ Nguyeãn Vaên Phöôùc
Myõ Loäc – Quaûng Trò
petphuocty@yahoo.com
0978349823
26.    
Pheâroâ Traàn Thaùi Vaïn
Nhaø Thôø Baàu, Höng Yeân
petthaivan@gmail.com
0973835665
27.    
Philippheâ Hoaøng Linh
69 Phan Ñình Phuøng - Hueá
philhoanglinh@gmail.com
0905706137
28.    
Philippheâ Nguyeãn Vaên Hoaøng
Doøng Thaùnh Taâm - Hueá

0979607727
29.    
Simon Höùa Thanh Tuyeân
Leä Sôn 2, Hoøa Vang, TP-ÑN
thanhtuyenhua@yahoo.com
0979720915
30.    
Toâma Voõ Minh Danh
156 Traàn Phuù, Ht.143 - ÑN
tomadanh@gmail.com
0905272124
31.     
Giuse Nguyeãn Vaên Ngoïc
Soáng Thaùnh Giöõa Ñôøi
vanngoc21@yahoo.com
0989600311
32.    
Mattheâu Traàn Vaên Khieâm
Soáng Thaùnh Giöõa Ñôøi

0905305602