Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Bài Giảng Chúa Nhật XXVI TN - C

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN
(Am 6, 1-4.7; 1Tm 6, 11-16; Lc 16,19-31)
“Bây giờ, La-za-rô được an ủi, còn con thì phải chịu khốn khổ”

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Ngày hôm nay, tính liên đới hơn bao giờ hết, người ta đang khắc khoải và kiêu gọi thắt chặt hơn, điều đó được thể hiện qua việc tính toàn cầu hóa mà chúng ta nghe nhiều qua các thông tin truyền thông. Đối với người Việt nam chúng ta, không phải trong giai đoạn nầy người ta mới thúc giục gắn bó với nhau mà ngay từ thời xa xưa, cha ông chúng ta đã sống điều đó qua những đúc kết kinh nghiệm sống như: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ; Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao…”. Đó là bề mặt nổi, còn trong thực tế cuộc sống, đặc biệt ngày nay, thì sao? Hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo đang ngày càng rộng ra; tình liên đới giữa người giàu và người nghèo đang ngày càng bị co cụm. Bên cạnh những toà nhà sang trọng, những ngôi biệt thự lộng lẫy thì còn đó những căn nhà ổ chuột. Nơi các thành phố xa hoa, dư thừa thì nơi thôn quê chúng ta đây thiếu thốn, ngay cả cái quyền cơ bản nhất: được học hành cho đàng hoàng chúng ta cũng chưa có cho trọn vẹn. Điều đó phát xuất từ tấm lòng, từ sự ích kỷ của con người, không chỉ thời đại hôm nay, mà ngay từ thời Cựu Ước, thời Chúa Giêsu, Tân Ước. Lời Chúa trong Chúa nhật nầy đã cho chúng thấy rõ điều đó.
Bài đọc thứ I, Amôt đã lên án quyết liệt đất nước Giuđa và Ítraen nói chung, và giới giàu có nói riêng. Giới giàu có đã sống phè phỡn trong gấm vóc lụa là, một cuộc sống hưởng thụ, xa hoa. Trong khi bên cạnh họ là từng lớp người nghèo khổ đang ngày càng vất vả, “ăn bữa hôm, lo bữa mai”. Những người giàu có đã không quan tâm đến những người khố rách áo ôm trong xã hội đó. Cho nên Amôt cảnh báo họ sẽ bị trừng phạt: bị lưu đày, mà những người giàu có sẽ bị đi đày trước tiên. Họ sẽ phải trả giá cho sự vô tâm của mình.
Tiếp đến câu chuyện về người phú hộ – kẻ giàu có và anh chàng Lazaro nghèo khổ trong Tin mừng. Hai nhân vật nầy sống trong hai thế giới khác nhau, nhưng không cách biệt nhau về không gian và thời gian, song họ lại xa nhau vô tận về tâm hồn – tấm lòng. Oâng phú hộ mặc áo dài tía sang trọng; Lazaro mặc áo quần rách rưới. Oâng phú hộ ăn cao lương mỹ vị mỗi ngày; Lazaro không có gì để ăn – ăn bánh vụ từ bàn ăn rơi xuống cũng không có. Oâng phú hộ khoẻ mạnh, Lazaro mình đầy ghẻ lở. Oâng phú hộ sống trong lâu đài lộng lẫy; Lazaro sống đầu đường xó chợ. Ong phú hộ sống trong thiên đường trần thế; Lazaro sốns dưới địa ngục trần gian. Lazaro đã sống mỗi ngày bên lề xã hội của ông Phú hộ. Ngày ngày ở trước cổng nhà người phú hộ, anh ta nhìn vào thiên đường, nơi ấy anh bị trục xuất, bị loại trừ. Oâng phú hộ ngày ngày nhìn ra cổng mà không thấy một con người.
Mặc dầu cuộc sống dường như tách biệt hai thế giới của hai con người: một người ao ước được bước vào thế giới ấy: thế giới giàu sang, ngày ngày ngóng cổ nhìn vào: Lazaro. Một người thì muốn loại trừ và không bao giờ muốn đặt chân vào thế giới mạt rệp, nghèo khổ: ông phú hộ. Họ sống không cách biệt về không gian, sống bên cạnh nhau đó, họ nhìn thấy nhau, họ có thể nắm lấy tay nhau, nhưng cách nhau vô tận về tâm hồn và cách sống.
Tuy hai người sống trong hai thế giơi cách biệt nhau, song cả hai đều có một mẫu số chung là: thân phận con người và họ phải chết. Cái chết đã làm sang bằng tất cả mọi khoảng cách của cuộc sống đời người, song hậu quả của cuộc sống trần thế được định liệu rõ ràng sau cái chết. Lazaro sống một đời đau khổ, sau cái chết được chung chia hạnh phúc trong lòng tổ phụ Apraham; Người phú hộ sống một cuộc đời sung túc, giàu sang thì giờ lại chịu cảnh thiêu đốt trong hoả ngục. Câu nói của tổ phụ Apraham khi người phú hộ nhìn thấy Lazaro trong lòng Tổ phụ: “Hỡi con, suốt đời con, con gặp toàn sự lành, còn Lazaro gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Lazaro được an ủi ở chốn nầy, còn con thì phải chịu khốn khổ.”
Vậy tại sao có sự thay ngôi đổi vị nầy? Oâng phú hộ có làm gì nên tội đâu mà sau cái chết ông phải chịu cực hình như thế? Câu trả lời khẳng định một cách dứt khoát rằng: người phú hộ nầy đã không làm tổn hại đến những người nghèo khổ, cụ thể là Lazaro. Oâng không bóc lột ai, không ăn bớt, ăn chận của ai cả. Oâng không chèn ép những người thấp cổ bé họng. Tuy nhiên, cuối cùng thì: “ông ta phải chịu cực hình trong âm phủ.” Vậy thì vấn đề ông ta bị lên án ở chỗ không phải vì ông ta giàu có, vì giàu có không phải là một cái tội, mà ông ta bị lên án vì không có lòng thương xót đối với những người nghèo khổ. Oâng không quan tâm đến bao mãnh đời đang sống vất vưỡng bên cạnh  mình, bao con người đang đói khát, đang thèm ăn thiếu uống, trong khi ông sống qua xa hoa, sung túc và dư thừa. Oâng bị lên án vì sự ích kỷ và cuộc sống khép kín của mình. Oâng được Thiên Chúa đặt trong thế giới nầy như một người quản lý kho tàng của cải của Thiên Chúa, chứ không phải như một ông chủ. Chính vì ông đã sống không đúng vai trò và chức năng của mình là người đầy tớ, cho nên ông khư khư bám lấy của cải và cuối cùng ông đã mất tất cả.
Như thế, từ cuộc sống thiếu tình người, thiếu tấm lòng chia sẻ của người phú hộ, cho chúng ta thấy một điều sâu xa hơn nữa đó là: Tội lỗi. Chúng ta mắc lỗi hay phạm tội không phải chỉ khi chúng ta làm sai trái chuyện chi đó, mà cả khi chúng ta thờ ơ, bỏ qua những điều tốt đẹp mà không làm; Khi chúng ta trốn tránh và viện lý do để không làm những việc bác ái cụ thể trong đời sống đức tin của chúng ta như Tin mừng mời gọi.
Vậy điều quan trọng mà Chúa muốn mỗi người chúng ta ngày  nay sống “cần có một tấm lòng” biết chia sẻ, cảm thông và liên đới với anh chị em trong tình thương yêu đích thực của Chúa Kitô. Chúng ta loại trừ kiểu sống: “đèn nhà ai nấy sáng; ăn cây nào rào cây ấy, linh hồn ai nấy giữ …”. Chúng ta cần quan tâm và chia sẻ cho nhau không phải chờ có cơ hội để làm những việc to lớn, nhưng phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất và cho một người cụ thể nhất. Thiên Chúa đã đi vào thế giới và đa mang lấy thân phận chúng ta để cùng chia sẻ cuộc đời với chúng ta. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết bước theo chân Chúa để đến với anh chị em mình như Chúa Giêsu đã sống và dạy chúng ta. Amen.

Lm. Fx. Hồ Văn Uyển.


Chúa nhật 26 Thường niên C    Lc 16,19-31.

Chuyện : Một thương gia giàu có bước vào quán ăn, chợt thấy một em bé rét run vì đói đứng trước cửa, ông mời em cùng vào ăn.  Ông rất ngạc nhiên thấy em không mấy tỏ ra thèm thuồng, cũng chẳng chịu gắp thức ăn vào miệng, mà mắt cứ đăm đăm buồn bã nhìn ra phía ngoài cửa quán. Ông hỏi : Tại sao con không ăn ? Con không thích món này à ?
Em bé đáp : Con đói lắm, con muốn ăn lắm, nhưng Làm sao con có thể ăn được, khi  còn đứa em đang đói đứng ngoài cửa kia kìa !
Đây là câu nói đầy tình liên đới huynh đệ giữa anh với em, giữa người với người, nhất là với những người không chỉ đói ăn đói mặc, mà còn đói chữ nghĩa văn hoá, đói phẩm cách đạo đức, đói tình thương...
Kính thưa quý ông bà và anh chị em!
Người giàu trong dụ ngôn hôm nay đã không có được sự liên đới yêu thương đó.
Ông ta đã phạm tội gì đến độ phải bị khổ hình trầm luân  âm phủ ?
- Thưa, đó là tội đã nhắm mắt làm ngơ trước Ladarô nghèo khổ ngày ngày nằm trước cổng nhà ông chờ đợi được  ông quan tâm giúp đỡ;
- là  tội không nhận ra Chúa Giêsu ẩn thân nơi người anh em Ladarô bất hạnh.
- là  tội thiếu sót, bỏ lơ, làm ngơ, không làm những gì lẽ ra phải làm;  để phát hiện và thương yêu phục vụ những kẻ khốn cùng.
Sự dữ lớn nhất trên thế giới ngày nay là thiếu tình thương, là sự hững hờ khủng khiếp đối với người chung quanh  (Mẹ Têrêsa Calcutta).
Làm sao tôi có thể ăn ngon,ngủ yên , khi nhà bên cạnh đăng quằn quại đau thương ...
Làm sao tôi có thể ăn nhậu tiêu xài hoang phí, khi vợ con leo nheo lúc nhúc, thiếu trước hụt  sau.... Làm sao con cái ăn chơi phè phỡn, đua dòi chưng diện thời trang, khi mà cha mẹ gia đình đang phải đối mặt với thất nghiệp, bênh tật, giá cả leo thang đắt đỏ...
" Chỉ có con vật mới có thể quay lưng với nổi khổ của con người, để chăm sóc bộ lông của nó " (Karl Marx).
Một trái tim  không biết trao tặng    một trái tim chết.
Tội thiếu sót trong việc san sẻ của cải, tiền bạc, lương thực với người cùng khổ nghèo hèn , có thể dẫn ta xuống hỏa ngục.
Anh chị em thân mến! Người  đời đề cao giá trị vô song của đồng tiền: " Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý, là chân lý cuộc đời "...   Có tiền mua tiên cũng được.
Tiền là chìa khoá mở được mọi cánh cửa .
Nhưng cánh cửa thiên đàng chỉ mở được, không phải bằng chìa khoá vàng bạc, mà bằng  tấm lòng vàng của bác ái yêu thương chia sẻ.
Tiền có thể mua được nhà cao cửa rộng, mua được chăn êm nệm ấm nhưng không mua được giấc ngủ ngon.
Tiền có thể mua được sách vở nhưng không mua được sự thông minh. Tiền mua được người yêu nhưng không mua đự?c hạnh phúc.
Tiền mua được hộ chiếu đi nước ngoài nhưng không mua được Passport vào Nước Trời, không có Chúa thì mọi sự trên đời này điều vô nghĩa. “Nếu được lời lãi cả thế gian mà mất phần linh hồn nào có ích gì”.
Nói thế, không phải Chúa muốn chúng ta nghèo, nhưng Ngài muốn chúng ta giàu có. Nghĩa là: chúng ta phải giàu yêu thương, bác ái, thứ tha, hy sinh, đạo đức, khôn ngoan, nhân bản, kiến thức...
Vì một hành động bác ái từ thiện là một nấc thang, một bậc đá dẫn tới thiên đàng. Nếu hôm nay ta mở toang lòng mình cho người thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần, thì mai ngày Chúa sẽ mở toang cửa trời, mở rộng trái tim Chúa, để tiếp đón chúng ta
            Lạy Chúa, Chúa trách người phú hộ  sống không biết chia sẻ, nên bị rơi xuống hoả ngục. Xin cho chúng con biết nghe Lời Chúa dạy để ra về chúng con biết yêu Chúa và thương người, nhất là người nghèo khổ, cùng cực. Amen!
                                                                                                                   Lm. Gs Phan Văn Quyền







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét